Vì sao xác ướp có thể giữ được hàng nghìn năm?

    Vào năm 1972, ở thành phố Trường Sa Trung Quốc người ta đã khai quật được thị thể một phụ nữ có niêm đại hơn 2000 năm. Thi thể còn nguyên vẹn không hề bị hư hỏng. Tại sao vậy?

    Các nhà khoa học đã tiến hành điều tra, đo đạc, nghiên cứu và cuối cùng đi đến kết luận: thi thể đã trải qua hơn 2000 năm mà không hề bị hư hỏng. Điều đó có mấy nguyên nhân:
    Trước tiên là do điều kiện đóng kín, chôn sâu. Ngôi mộ nhà Hán ở gò Mã Vương được đóng kín trong sáu lớp quan, quách. Ba lớp trong là quan, ba lớp ngoài là quách, cái này bọc ngoài cái kia. Gỗ để chế tạo quan quách là phiến gỗ nguyên, tấm to nhất nặng đến 1,5 tấn, được gia công phẳng, khi lắp ghép không hề dùng đinh sắt, nhưng lắp ghép rất kín, bên ngoài mỗi lớp quan còn có lớp sơn dầu. Bên ngoài quách có lớp đất trắng bọc kín. Lớp ngoài lại có hơn 5 tấn bột gỗ làm thành lớp bột gỗ dày 20 cm. Lớp ngoài cùng bằng đất bọc kín. Từ đỉnh quách xuống đến đáy mộ sâu đến 26m. Việc chôn sâu bảo đảm điều kiện bên ngoài tương đối ổn định.

    Hai nữa là thi hài có thể đã trải qua bảy lần ngâm rượu. Đồ đạc, vật liệu qua xử lý bằng rượu có lợi cho việc chống mối mọt, cũng có tác dụng diệt khuẩn nhất định. Người chết có lẽ còn được tẩm chu sa (tức thủy ngân sunfua). Quần áo phẩm phục lớp sơn bên trong cỗ áo quan trong cùng cũng có tẩm chu sa, có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của các men phân giải. Bên trong quan còn có riềng, hương mộc lan cùng các dược liệu hương liệu khác, trong đó các chất có tính diệt vi khuẩn rất mạnh.

    Ngoài ra theo tập tục cổ truyền người ta còn tuỳ táng theo thi thể người chết các vật liệu như vôi sống, than gỗ cùng các vật liệu hút nước, khiến cho thi thể ở thời kỳ đầu mai táng được ở trạng thái khô, giữ cho thi thể bảo quản trong điều kiện tốt nhất.

    Nguồn: 10 vạn câu hỏi vì sao

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòngnhập tên bạn vào đây