Trang chủ Science Rắn độc bị đồng loại cắn, có trúng độc mà chết không?

Rắn độc bị đồng loại cắn, có trúng độc mà chết không?

Nọc rắn hổ mang có thể lấy mạng con người trong 30 phút, đủ thấy mức độ độc vô cùng khủng khiếp. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu 2 con rắn độc cắn xé nhau?

Theo Soha, một vết cắn thực sự của hổ mang có thể cướp đi sinh mạng của 20 người trưởng thành. Chất độc tấn công mạnh vào hệ thần kinh trung ương, khiến nạn nhân mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn và đặc biệt đau nhức. Nếu lượng độc tố cao, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái hôn mê sâu rồi tử vong nhanh chóng do bị suy hô hấp, suy thận… trong không quá 30 phút.

Nọc rắn hổ mang chứa Oharin – gây ra hội chứng di động dưới và đau đớn quá mức ở động vật có vú và Cardiotoxic – chất gây suy tim. Nọc rắn còn chứa cytotoxic, chất hủy hoại tế bào và  neurotoxic, chất tấn công và hủy hoại hệ thần kinh.

Vậy nếu hai con rắn hổ mang độc cắn nhau thì sao? Chúng có chết vì nọc độc không? Câu trả lời là con nào khỏe hơn, cơ bắp mạnh hơn, dai sức hơn sẽ sống sót. Tuy nhiên, chúng không chết vì nọc độc của đồng loại dù nọc độc đến đâu hay bị nhiều vết cắn như thế nào.

Nguyên nhân là độc tố của rắn hổ mang là 1 loại protein được cấu tạo bởi các amino acid. Nếu chúng bị trúng độc thì hệ thống acid và enzyme sẽ phá vỡ cấu trúc protein đó và biến nọc thành vô hại.