Trang chủ Science Những con sóng ngầm khổng lồ hình thành như thế nào?

Những con sóng ngầm khổng lồ hình thành như thế nào?

Các nhà khoa học thuộc đại học Rhode Island đã giải mã bí mật của những cơn sóng ngầm cao tới 150m, gây ra hiện tượng "đại dương dậy sóng", có thể quan sát từ trên vệ tinh.

Nhà hải dương học David Farmer, chủ nhiệm khoa Hải dương học, đại học Rhode Island, cùng với sinh viên của mình là Qiang Li, nghiên cứu quá trình phát triển của sóng bên trong luồng nước, thường diễn ra ở các đợt thủy triều, tạo ra bằng những dòng nước chảy ngang qua các mỏm đất ngầm ở eo biển Luzon, Philipines.

Tại đây, những con sóng ngầm diễn ra với biên độ lớn, có thể đạt tới đỉnh cao là 150 m. Những đợt sóng mạnh mẽ diễn ra theo chu kì từ 20 đến 30 phút. Hoạt động của sóng biển này có thể quan sát từ các vệ tinh.

Đồ thị thể hiện sự hoạt động của sóng ngầm giữa hai tầng nước ấm và nước lạnh

Chính những cơn sóng ngầm tạo nên sự dữ dội của tầng nước mặt và tác động tới đại dương theo nhiều cách: Khuấy động các trầm tích ở lớp đáy, ảnh hưởng xấu tới các thiết bị động cơ đặt ngoài khơi, tác động tới hướng di chuyển của tàu ngầm và đặc biệt là việc truyền âm dưới nước. Ngoài ra, các nội sóng cũng có thể ảnh hưởng tới cả hệ sinh thái, nhất là ở vùng nước nông.

Farmer và Li thấy rằng, chính sự quay của Trái Đất đã điều chỉnh những con sóng bên trong luồng nước khi chúng đi qua những vùng bồn địa sâu. Tác động chủ yếu tới vận động nội tại của các cơn sóng, hình thành những đợt nhật thủy triều, phân tán năng lượng và hạn chế quá trình dốc đứng.

Farmer và Li sử dụng những thiết bị đo và thu thập dữ liệu do các nhà khoa học thuộc ĐH Rhode Island sáng chế. Từ đáy biển, các thiết bị ghi lại định dạng và kích thước của các cơn sóng ngầm đi qua nó.

Nguồn: Khoa học TV