Trang chủ Life Loài sinh vật vừa có sự sống, vừa không có sự sống

Loài sinh vật vừa có sự sống, vừa không có sự sống

Virus được coi là loại sinh vật vừa có sự sống, vừa không có sự sống.

Virus là một loại hợp chất protein bao bọc axit nucleic, hợp chất này khi ở bên ngoài tế bào cũng giống như protein và axit nucleic tồn tại đơn độc, vừa không có khả năng trao đổi chất, vừa không có khả năng sinh sản, không có khả năng di truyền biến dị và thích ứng với môi trường, và vật thể không có sự sống.

Nhưng khi nó xâm nhập vào tế bào, nó lại trở thành cơ thể sống.
Khi virus xâm nhập vào tế bào động vật thành virus động vật, vào tế bào thực vật thành virus thực vật. Virus khi vào được bào tử nấm và vi khuẩn được gọi là virus nấm và virus vi khuẩn.

Ví dụ virus ăn vi khuẩn, khi virus tiếp xúc với vi khuẩn, phần đuôi lập tức bám hút vào bề mặt tế bào vi khuẩn, đồng thời tiết ra một loại enzyme có khả năng làm tan màng tế bào, tạo lỗ thủng trên bề mặt vi khuẩn, sau đó DNA trong cơ thể virus chui qua lỗ thủng vào bên trong vi khuẩn, protein của virus ở lại bên ngoài. DNA của virus sau khi vào được vi khuẩn sử dụng ngay các chất trong vi khuẩn để tổng hợp thành chất mới theo nhu cầu của nó.

Trong chất mới đó có DNA, protein của virus giúp lắp ráp thành virus mới hoàn chỉnh, có khả năng phá họai vi khuẩn. Như vậy, sau khi DNA của virus vào được bên trong vi khuẩn, virus đã thông qua trao đổi chất để nhân lên nhiều virus hơn, trong quá trình đó nảy sinh hiện tượng di truyền, biến dị và thích ứng với môi trường. Do đó, sau khi virus xâm nhập vào tế bào, nó trở thành thực thể sống.

Nguồn: 10 vạn câu hỏi vì sao - NXB Giáo dục