Trang chủ Life Vì sao trà có vị khác khi uống lạnh?

Vì sao trà có vị khác khi uống lạnh?

Bạn đã bao giờ trải nghiệm chuyện này?

Có một vài lý do cho chuyện này. Nguyên nhân quan trọng nhất là do nhiệt độ. Khi bạn cho thứ ấm và một thứ lạnh vào miệng, nhiệt độ trong miệng sẽ khiến một số hóa chất dễ bay hơi trong thực phẩm bay hơi. Khi chúng bay lên phía sau mũi, vào họng, chúng sẽ gặp các thụ thể hóa học trong biểu mô khứu giác. Lúc này bạn ngửi thấy mùi thức ăn và não bạn nhận biết được đã có sự có mặt của những hương vị đặc biệt.

Hầu hết các thực phẩm chúng ta ăn, chúng ta cảm nhận mùi vị của nó. Thế nên khi bạn uống ngụm trà lạnh, rất nhiều hóa chất dễ bốc hơi đã không thoát ra được khỏi chè hoặc không thoát ra nhanh như khi đó là trà nóng và khứu giác ít bị kích thích hơn và dẫn tới hương vị không được mạnh. Và trà có vị khác.

Nguyên nhân thứ hai là khi trà lạnh, độ nhớt của nó cũng khác. Khi lạnh, nó là dung dịch “dày” hơn khi nóng. Điều này đồng nghĩa với việc những kích thích mà nó tác động trong miệng và trên lưỡi sẽ khác.

Một nguyên nhân nữa là khi lạnh, khi trà nóng, hoạt động nhiệt mạnh mẽ, những thứ nóng nổi lên trên, dung dịch lỏng sẽ ở bị đẩy xuống dưới đáy (quy trình lặp lại) và cốc trà được trộn đều. Trong khi đó, khi trà lạnh, thành phần trong trà bị phân tách: chất béo sẽ lên trên do nhẹ, còn những chất khác nặng hơn sẽ chìm xuống dưới. Do đó uống trà lạnh sẽ thấy vị khác.

Nguồn: The Naked scientists