Trang chủ Science Vì sao tôm, cua phải lột xác?

Vì sao tôm, cua phải lột xác?

Cơ thể tôm, cua và các động vật thuộc lớp giáp xác được bao bọc bởi lớp vỏ kitin rất cứng. Đây là lớp vỏ cố định, không hề phát triển trong khi phần cơ thể bên trong không ngừng lớn lên.

Do đó, tôm, cua phải lột xác nhiều lần trong quá trình phát triển để đạt kích thước lớn nhất.

Vậy chúng lột xác như thế nào? Lấy loài cua biển làm ví dụ. Trước thời điểm lột xác, chúng thường hấp thụ canxi từ bộ giáp cũ, sau đó tiết ra enzyme để tách lớp vỏ này ra khỏi lớp da hoặc biểu bì – được bao bọc bởi một lớp vỏ mới, mềm và mỏng hơn.

Một con cua biển đang lột xác.

Theo Live Leak, thường thì 1 ngày trước khi lột xác, cua bắt đầu hấp thụ nước biển để cơ thể phồng, giúp lớp vỏ cũ tách ra, tạo một đường nứt nhỏ chạy khắp cơ thể. Nó thu mình lại để rút các phần cơ thể ra khỏi lớp vỏ cũ cho đến khi tác hẳn khỏi đó. Quá trình lột xác thường mất khoảng 15 phút.

Thời kỳ lột xác là lúc cua phải đối mặt với nhiều nguy hiểm. Chúng có thể mất chân, càng trong quá trình thay vỏ, nhưng những bộ phận này có thể được tái sinh trong những lần lột xác sau. Ngoài ra, cua mới lột còn mềm, yếu nên nguy cơ bị kẻ thù tấn công tăng cao.

Xem clip cua lột xác từ kênh Hải sản tươi sống:

Nguồn: Thủy Tiên