Vì sao sao Kim có oxy nhưng không tồn tại sự sống?

    Một nghiên cứu của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã chỉ ra rằng sao Kim từng có những vùng biển ấm tương tự Trái đất. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến sao Kim không tồn tại sự sống.

    Địa hình bề mặt của sao Kim chủ yếu là sa mạc và cát, không có sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Ngoài ra, vẫn còn nhiều núi lửa tồn tại trên sao Kim có thể vẫn đang hoạt động.
    Sao Kim bị bao bọc bởi lớp mây dày có tính phản xạ cao chứa axít sunfuric (H2SO4) khiến chúng ta không thể quan sát bề mặt. Hơn nữa áp suất khí quyển tại bề mặt hành tinh này cao gấp 92 lần Trái đất. Với nhiệt độ bề mặt trung bình là 462°C, Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt trời.
    Lượng khí CO2 dày đặc và việc bị bao bọc bởi những đám mây SO2 khiến sao Kim có hiện tượng “Hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát”. Nhiệt độ ở sao Kim thậm chí còn cao hơn cả nhiệt độ để khử trùng thì sinh vật làm sao sống được.
    Hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát khiến sao Kim không có chu trình cacbon – đưa cacbon trở lại đá và đất trên bề mặt, không loài thực vật nào có thể tồn tại để thực hiện quá trình quang hợp.
    Các nhà khoa học cũng cho rằng có thể Sao Kim không có lõi cứng bên trong, hoặc hiện tại lõi của nó không còn quá trình tiêu tán nhiệt.
    Mọi hành tinh trong hệ Mặt trời đều tự quay quanh trục heo ngược chiều kim đồng hồ, riêng sao Kim quay cùng chiều Kim đồng hồ và tốc độ tự quay chậm nhất trong các hành tinh. Tại đường xích đạo, tốc độ tự quay của nó bằng 6,5 km/h, trong khi tốc độ quay tại xích đạo của Trái Đất là 1.670 km/h. Do đó một ngày trên sao Kim dài hơn so với các hành tinh khác.
    Hãy tưởng tượng nếu đứng trong môi trường có nhiệt độ cao, không có nước, không có oxy, lại chịu mọi tác động trực tiếp của các tia vũ trụ, tia mặt trời như vậy, chắc chắn là chúng ta không thể tồn tại dù chỉ một phần trăm giây.