Trang chủ Life Vì sao nam châm lại dính vào nhau?

Vì sao nam châm lại dính vào nhau?

Ai cũng biết nam châm cùng cực thì đẩy nhau, khác cực thì hút nhau, nhưng vì sao lại thế?

Mỗi cục nam châm đều có 2 mặt hoặc 2 đầu gọi là cực nam và cực bắc. Gọi như vậy là vì nếu bạn treo cục nam châm trên một sợi chỉ thì cực nam của nó sẽ hướng về phương Bắc. Hiện tượng đó xảy ra là do lõi của Trái Đất là một khối nam châm lớn và yếu. Cục nam châm nhỏ của bạn bị lõi của Trái Đất hút nên nó chỉ về phương Bắc. Đó là qui tắc nam châm quay về hướng nào.

Nếu bạn giữ 2 cục nam châm quay nhầm hướng vào nhau thì chúng sẽ đẩy nhau, nói cách khác là nếu bạn giữ hai cục nam châm quay cùng cực Nam hoặc cùng cực Bắc vào nhau thì chúng sẽ đẩy nhau ra.

Chúng ta có thể dùng các mũi tên cong (gọi là các đường lực trường) để vẽ hình dạng của từ trường xung quanh nam châm. Các mũi tên luôn luôn bắt đầu từ cực Bắc của nam châm và chỉ về hướng cực Nam. Khi cùng một cực hướng về nhau, các mũi tên từ hai nam châm chỉ về hai hướng ngược nhau và các đường sức từ không thể gặp nhau. Vì thế hai cục nam châm sẽ đẩy nhau.

Chỉ khi nào bạn để hai cục nam châm gần nhau và 1 cục thì cực Nam và cục kia cực Bắc hướng về nhau thì chúng mới hút nhau do khi này các mũi tên chỉ về cùng một hướng, vì thế các đường lực trường có thể gặp nhau và hai cục nam châm hút nhau.

Tất cả mọi vật trong vũ trụ này đều tuân theo một qui tắc. Ở đâu có năng lượng tích trữ trong một vật (và vật đó không bị buộc chặt hay mắc kẹt ở một nơi cố định – ở đây từ trường quanh nam châm chứa thế năng), thì vật đó sẽ bị đẩy về phía mà ở đó năng lượng tích trữ của nó tiêu hao. Năng lượng tích trữ này sẽ giảm và được thay thế bằng năng lượng chuyển động.

Vì vậy, nếu 2 cục nam châm quay khác cực vào nhau (cực Bắc của cục này quay về cực Nam của cục kia) thì chúng sẽ tiến đến gần nhau và làm giảm năng lượng tích trữ trong từ trường. Chúng sẽ bị hút vào nhau, hay còn gọi là sự hấp dẫn.

Nếu 2 cục nam châm cùng quay cực Nam vào nhau hoặc cùng quay cực Bắc vào nhau thì năng lượng tích trữ sẽ giảm xuống khi chúng rời xa nhau hơn.

Nguồn: Thanh Hiền (sưu tầm)