Trang chủ Life Vì sao càng có tuổi càng thấy trời gian trôi nhanh?

Vì sao càng có tuổi càng thấy trời gian trôi nhanh?

Hầu như ai cũng trải qua cảm nhận này: Lúc còn bé thì mong mãi mới đến sinh nhật, còn khi đã trưởng thành thì vèo cái đã hết năm. Càng già, bạn càng thấy thời gian trôi nhanh.

Có rất nhiều cách giải thích vì sao nhận thức về thời gian của chúng ta lại thay đổi theo tuổi tác. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là sự thay đổi trong đồng hồ sinh học. Khi già đi, chúng ta trao đổi chất chậm hơn, làm chậm nhịp tim và hơi thở. Trong khi đó, nhịp sinh học của trẻ con nhanh hơn khiến nhịp tim, hơi thở cũng nhanh hơn trong một khoảng thời gian cố định, khiến chúng cảm thấy đã rất lâu mà sinh nhật, tết… vẫn chưa đến.

Một giả thuyết khác cho rằng con người nhận thức thời gian trôi qua tương đương với lượng thông tin mà chúng ta tiếp nhận được. Khi phải phân tích những vấn đề phức tạp, não của trẻ con mất nhiều thời gian để xử lý hơn, đồng nghĩa với việc cảm thấy thời gian trôi qua chậm hơn.

Trên thực tế, khi phải đối mặt với những tình huống mới, bộ não  sẽ ghi lại từng ký ức một cách chi tiết và do đó não phản ánh các sự kiện chậm hơn thực tế. Khi nhìn thấy vật nào đó rơi tự do, bạn sẽ thấy nó rơi rất chậm nhưng thực tế không phải vậy.

Một cách giải thích khác là một đứa trẻ chưa tồn tại lâu trên đời nên 1 năm là khoảng thời gian lớn của cuộc đời. Khi bạn càng nhiều tuổi, con số 1 năm càng nhỏ bé so với cả quãng đời bạn đi qua.

 

Có người cho rằng khi già đi, con người trở nên quen thuộc với mọi thứ nên bộ não không cần nhiều thời gian để phân tích thông tin, do đó ta cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn. Trong khi đó, thế giới của trẻ con luôn tràn ngập màu sắc và những trải nghiệm mới lạ. Chúng phải làm quen với môi trường mới và bộ não phải phân tích mọi thứ xung quanh khiến cho chúng có cảm giác thời gian trôi đi chậm hơn.

Khi những kỷ niệm của chúng ta càng nhiều các chi tiết, khoảnh khắc dường như sẽ kéo dài hơn. Đây cũng là điều mà nhà thần kinh học David Eagleman chia sẻ với tờ New Yorker: “Điều này giải thích tại sao chúng ta nghĩ rằng thời gian trôi nhanh hơn khi chúng ta già”. Tại sao mùa hè khi còn nhỏ dường như kéo dài mãi mà mùa hè khi đã lớn lại vụt qua nhanh lạ kỳ? Càng thân thuộc với thế giới, bộ não càng có ít thông tin để ghi lại và thời gian dường như sẽ chạy nhanh hơn. Thời gian giống như một thứ được làm từ cao su vậy… nó giãn ra khi chúng ta thực sự khởi động các tài nguyên trong não bộ và khi bạn nói “Ồ, tôi đã có được thứ này, mọi thứ đúng như mong đợi”, thời gian bắt đầu co lại”.

Khi chúng ta bị mắc kẹt trong chế độ lái tự động khủng khiếp, chúng ta chạy đua qua từng ngày mà chẳng hề có một chi tiết thực nào về những người quanh chúng ta. Nó giống như thể bạn có một chuyến đi bộ dài tới nơi làm việc – đôi khi, bạn tới điểm đến mà chẳng hề nhớ rõ là mình đã lái xe tới đó.

Đây còn được gọi là giả thuyết “mắc kẹt bởi thói quen” của người lớn. Khi chúng ta càng quen thuộc với những sự kiện hàng ngày, ta càng thấy thời gian trôi đi nhanh hơn. Và thời gian trôi nhanh hơn tỷ lệ thuận với tuổi tác.

Cơ chế sinh học đằng sau giả thuyết này được giải thích là do các dopamine tiết ra dẫn truyền lên hệ thần kinh kích thích nhận thức của con người về thời gian. Từ 20 tuổi trở đi, các dopamine tiết ra nhiều hơn khiến con người cảm thấy thời gian trôi đi nhanh hơn.

Căng thẳng và “áp lực thời gian” càng khiến một ngày trôi qua nhanh hơn. Trong một nghiên cứu trên tờ Ammons Scientific, hầu hết những người tham gia đều cho biết họ thấy thời gian trôi quá nhanh bởi vì có quá nhiều việc để làm và không đủ thời gian để làm tất cả mọi thứ. Các nhà nghiên cứu gọi điều này là “áp lực thời gian” và nó đi kèm với căng thẳng.

 

Nguồn: Ohay.TV