Trang chủ Life Trên mặt ai cũng có ít nhất hàng trăm con rận ký...

Trên mặt ai cũng có ít nhất hàng trăm con rận ký sinh

Đừng vội phủ nhận. Các nhà khoa học đã khẳng định bất kỳ người nào đang sống cũng có từ hàng trăm đến hàng nghìn chú rận Demodex đi lại trên mặt. Nghe đã thấy ngứa ngáy muốn gãi rồi phải không?

Nhưng thực ra những chú rận có kích thước bé đến nỗi phải sou trên kính hiển vi mới thấy này không ảnh hưởng gì đến bạn cả, cũng không gây ngứa.

Có 2 loài rận Demodex “thích” sống trên mặt người là D. folliculorum và D. brevis. Chúng thuộc lớp giáp xác, như côn trùng hoặc tôm cua, và họ hàng gần nhất là nhện và ve. Demodex có 8 cái chân ngắn và mập, phần thân và đuôi kéo dài khiến chúng nhìn giống con sâu. Sự bất đối xứng quá lớn đó khiến rận Demodex di chuyển rất chậm. Dưới kính hiển vi, trông chúng như đang bơi trong các “bể” dầu mỡ dưới lớp da người.

Rận Demodex đang bò trên da người.

Loài D. folliculorum thích ngụ cư gần bề mặt da, trong các lỗ chân lông hoặc chân tóc. Còn D. brevis sống phía dưới biểu bì, bên trong tuyến nhờn (dầu) bao quanh chân lông. Do lỗ chân lông ở mặt người rộng hơn và có nhiều tuyến nhờn nên rận Demodex thích ở đây hơn các vùng khác.

Năm 1842, loài D. folliculorum được phát hiện trong ráy tai người tại Pháp, song chúng không được nghiên cứu kỹ cho tới năm 2014, khi nghiên cứu của ĐH Bang Bắc Carolina (Mỹ) cho thấy, 14% số người được nghiên cứu có loài rận này trên mặt, và tất cả những người còn lại đều có dấu vết DNA của những con Demodex đã chết. Điều đó khiến các nhà khoa học khẳng định bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều có rận Demodex. Nhóm nghiên cứu cho biết quần thể rận này trên mặt mỗi người có thể lên đến hàng nghìn con.

Loài rận này tìm kiếm gì trên mặt chúng ta? Các nhà khoa học chưa xác định được chúng ăn gì, có thể là các vi khuẩn trên da hoặc chất dầu sinh ra từ tuyến nhờn.

Về cách thức sinh sản, rận Demodex cái đẻ trứng ngay trong cái lỗ chân lông mà chúng đang ở, gần như chỉ có một trứng cho mỗi lần đẻ. Trứng của chúng lớn bằng 1/ đến 1/2 kích thước cơ thể.

Một điểm rất kỳ lạ là loài rận này không có hậu môn. Cách xả chất thải khi đã đầy ứ là… “nổ tung” sau khi chết, nghĩa là chúng “tích trữ” chất thải trong suốt cuộc đời của mình, chắc vì vậy mà có phần thân dài ngoằng. Khi ngừng trao đổi chất, cơ thể Demodex khô đi và mọi chất thải vương vãi ra xung quanh, trên da mặt bạn.

Phần đầu của rận Demodex.

Có cách nào loại bỏ loài ký sinh này không? Đáp án gần như là… không thể! Sau khi bị tiêu diệt, chúng sẽ xuất hiện trở lại trong khoảng 6 tuần. Nguồn lây nhiễm là đồ vật (chăn chiếu, gối ôm, khăn tắm) và người xung quanh ta. Đặc biệt, khi chúng ta già đi, số rận Demodex trên mặt càng lớn.

Loài rận này từ đâu đến? Nhóm nghiên cứu trên cho rằng Demodex đã “đồng hành” với nhân loại ít nhất 20.000 năm qua và nhiều khả năng lây từ chó. Rận Demodex có thể giúp tìm hiểu quá trình di trú của nhân loại bởi DNA rận ở cộng đồng người Hoa khác hẳn với cộng đồng người ở Bắc và Nam Mỹ.

Xem clip rận Demodex đẻ trứng:

 

Nguồn: VnReview