Trang chủ Life Thử tài phá án: Tìm kẻ trộm trong 3 kẻ tình nghi

Thử tài phá án: Tìm kẻ trộm trong 3 kẻ tình nghi

Tòa án đang xử lý một vụ trộm cướp có 3 kẻ tình nghi là A, B, C. Người phụ trách vụ án nghĩ: Người cung cấp thông tin chính xác không thể là kẻ trộm, vì tội phạm thực sự sẽ nói ngụy tạo khẩu cung.

Ông kết luận: Người nói thật chắc chắn không phải kẻ trộm, người nói dối chắc chắn là kẻ trộm. Kết quả thẩm tra đã chứng minh cách nghĩ này chính xác.

Cuộc thẩm vấn bắt đầu. Thẩm phán hỏi A trước: “Anh đã tiến hành trộm cắp như thế nào?”, A liến thoắng trả lời nhưng vì anh ta nói tiếng địa phương nên thẩm phán không hiểu.

Thẩm phán hỏi B và C: “Vừa rồi A trả lời như thế nào?”. B nói: “Ý của A là, anh ta không phải kẻ trộm”. C nói: “A thừa nhận mình chính là kẻ trộm”. Thế là thẩm phán lập tức phán đoán: C là kẻ trộm.

Tại sao ông ta lại kết luận như vậy? A có phải là kẻ trộm không?

Đáp án: Nếu A là kẻ trộm, A phải nói dối, như vậy anh ta sẽ nói mình “không phải là kẻ trộm”. Nếu A không phải là kẻ trộm, anh ta sẽ nói thật, vậy chắc chắn anh ta cũng nói “mình không phải là kẻ trộm”.

Trong tình huống này, B đã chuyển lời A đúng như sự thật, nên lời B nói là thật, bởi vậy anh ta không phải là kẻ trộm. C cố tình chuyển sai lời của A, cho nên C nói dối, bởi vậy C là kẻ trộm.

Nguồn: Ohay.TV