Trang chủ Science Tàu ngầm làm cách nào để chìm xuống và nổi lên được?

Tàu ngầm làm cách nào để chìm xuống và nổi lên được?

Hòn đá ném xuống nước thì chìm, thả thuyền giấy xuống nước thì nổi. Thế nhưng tàu ngầm thì vừa nổi lại vừa chìm được.

Để làm được điều này, tàu ngầm dựa vào một nguyên lý tự nhiên : bạn càng đưa một vật gì đó xuống sâu hơn dưới nước thì lực đẩy vật đó lên mặt nước càng mạnh. Một tàu ngầm thông thường sẽ có hai lớp vỏ. Ở giữa hai lớp vỏ này là khoảng trống có thể chứa nước hoặc không khí. Khi khoảng trống này chứa không khí, lực đẩy của nước sẽ mạnh hơn trọng lực và kết quả là tàu ngầm sẽ nổi lên.

Yellow Submarine

Khi lớp không khí này được thay bằng nước, trọng lượng của tàu ngầm sẽ tăng lên trong khi thể tích thì vẫn giữ nguyên. Đến một lúc trong lực (tỷ lệ thuận với trọng lượng) lớn hơn lực đẩy của nước, tàu ngầm sẽ bắt đầu chìm xuống. Ngoài ra, lớp vỏ của tàu ngầm cũng phải chịu lực nén rất mạnh của nước. Chỉ cần xuống sâu khoảng 100 feet(xấp xỉ 3km), áp suất lên vỏ tàu ngầm đã gấp 4 lần áp suất không khí. Thêm 200 feet nữa, áp suất đã tăng lên gấp 10 lần.

Bạn có thể hỏi rằng nếu đang ở dưới nước, tàu ngầm lấy đâu ra không khí để bơm vào mà nổi lên? Trên thực tế, các tàu ngầm thường phải tích trữ sẵn không khí nén để giải quyết việc này.

Nguồn: Những câu chuyện Khoa học