Trang chủ Science Tại sao nước đọng trên lá sen thường có hình cầu?

Tại sao nước đọng trên lá sen thường có hình cầu?

Cho dù bạn có rót cả cốc nước trên lá sen, phần đọng lại trên đó cũng sẽ phân thành những giọt hình cầu tách rời nhau, long lanh tuyệt đẹp. Sao lại kỳ diệu thế nhỉ?

Theo giải thích trên thanhhai.violet.vn, các phân tử trên mặt nước chịu lực hút của các phần tử bên trong, tạo ra xu hướng vận động hướng vào trong. Như vậy, bề ngoài của nước cũng có khả năng thu nhỏ.

Thực ra thể tích của nước to nhỏ không thay đổi, chỉ khi dưới dạng hình cầu thì bề ngoài của nó mới là nhỏ nhất. Do đó, lượng nước ít thì biến thành bong bóng nước nhỏ hình cầu. Vì dụ khi thổi bong bóng xà phòng, trong bong bóng xà phòng là không khí, chất dịch của hai mặt trong và ngoài của trong bóng cũng phải liên tục thu nhỏ khi không khí bên trong ép cho đến khi không thể thu nhỏ được nữa. Lúc này, bong bóng trở nên tròn xoe. Phần tử bên ngoài dịch thể, do nhận sức hút của các phần tử bên trong mà làm cho bề mặt của lọai dịch thể này có xu hướng thu nhỏ, có thể làm cho phần của mặt ngoài dịch thể gần nhau sinh ra lực kéo lẫn nhau. Loại kéo lẫn nhau này ở cật lý học gọi là sức căng bề mặt.

Ảnh minh họa.

Có thể làm một thực nghiệm đơn giản để xem xet loại sức căng bề mặt này. Dùng một khung dây thép, phía trên buộc một dây sợi bông không chặt, đặt nó vào lọ nước và xà phòng. Trên khung dây thép sẽ có một lớp mỏng xà phòng dính chặt, đâm kim vào lớp màng mỏng của một bên mặt sợi bông, lớp màng mỏng của bên còn lại lập tức thu nhỏ, bởi vì sợi dây bông bị mất sức căng bề mặt ở một bên lớp màng mỏng, và lớp màng mỏng còn lại dưới tác dụng sức căng bề mặt sẽ làm hiện ra hình vòng cung cong.

Bề mặt của bất cứ chất lỏng nào đều tồn tại sức căng bề mặt, dưới tác dụng của sức căng bề mặt này, bề mặt chất lỏng dường như được phủ lên một lớp màng chặt. Mùa hè, trên mặt nước có rất nhiều côn trùng nhỏ chuyển động rất tự do, đó là dựa vào lớp màng nước trên mặt nước.

Nguồn: ThanhhaiViolet