Trang chủ Science Tại sao những ngọn núi cao nhất thế giới đều ở gần...

Tại sao những ngọn núi cao nhất thế giới đều ở gần xích đạo?

Có phải ngẫu nhiên hay không nhỉ? Chả nhẽ vì ở xung quanh xích đạo, khí hậu nóng quá nên các ngọn núi "nở ra" nhanh hơn?

Ba yếu tố điều khiển việc tăng trưởng chiều cao của các dãy núi là: Sức mạnh nằm dưới lớp vỏ Trái Đất, độ lớn của sự kiến tạo địa chất và độ lớn của sự xói mòn. Tất cả các dãy núi cao nhất Thế giới có có sức mạnh dưới lớp vỏ Trái Đất lớn, nhưng cho tới bây giờ vẫn còn chưa rõ ràng về việc đỉnh núi cao nhất thế giới là chủ yếu do sự nâng lên mạnh hay do sự xói mòn ít nhất.

Bằng cách sử dụng các hình ảnh vệ tinh, David Engholm của trường Đại học Aarhus, Đan Mạch và đồng nghiệp đã nghiên cứu các ngọn núi lớn giữa phạm vi 600 Bắc và 600 Nam. Họ cũng làm các mô hình của sự tác động xói mòn của băng.

Dãy Himalaya.

Họ đã thấy rằng với vĩ độ thấp, khí hậu nóng lên đẩy mạnh các lượng tuyết trên đỉnh núi tan ra nhanh hơn, và những ngọn núi sẽ cao nhanh hơn.

“Sự xói mòn có nhiều tác động hiệu quả hơn tới phía trên của lượng tuyết bao phủ quanh năm trên đỉnh núi, nơi mà có nhiều băng giá”. Vivi Pedersen của Trường Đại học Aarhus nói. Những đỉnh núi hiếm khi cao hơn 1500 mét ở phía trên nơi bắt đầu có tuyết bao phủ, điều đó có nghĩa là Himalayas có phạm vi vĩ độ thấp nhưng nó có đỉnh nằm trên một phạm vi vĩ độ cao hơn bởi vì lượng tuyết bao phủ của nó nằm trên đỉnh cao hơn nhiều, do đó một số đỉnh của Himalayas rất cao.

Nguồn: ThanhhaiViolet