Trang chủ Science Tại sao người đi, trăng cũng đi theo?

Tại sao người đi, trăng cũng đi theo?

Khi đi dưới ánh trăng, chúng ta đi nhanh, trăng cũng đi nhanh. Chúng ta dừng lại, trăng cũng dừng lại. Sao nó cứ đi theo chúng ta như cái đuôi vậy?

Thì ra, khi chúng ta bước đi, phương hướng của hướng nhìn (đường thẳng từ mắt đến vật được quan sát) luôn thay đổi. Chẳng hạn, khi ta đi đến điểm A, ta nhìn thấy một thân cây cách đó vài chục mét giữa hướng nhìn và phương hướng đến tạo thành góc kẹp 1. Khi ta bước đến điểm B, hướng nhìn và phương hướng đến tạo thành góc kẹp 2. Rõ ràng là góc kẹp 2 lớn hơn góc kẹp 1, tức là phương hướng của hướng nhìn lệch vệ phía sau, kết quả là có vẻ như thân cây lùi lạiTuy nhiên, do khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất lớn hơn khoảng cách giữa con người với thân cây, góc nhìn khi ta quan sát Mặt Trăng tại điểm B thay đổi so với góc nhìn tại điểm A nhưng thay đổi này vô cùng nhỏ, bằng mắt thường không thể phân biệt được. Do vậy, hướng nhìn Mặt Trăng tại điểm B gần như song song với hướng nhìn Mặt Trăng tại điểm A nên khi ngắm trăng, có vẻ như trăng di chuyển theo con người.

Nguồn: Chuyện vui vật lý