Trang chủ Science Lý giải hiện tượng người bốc cháy

Lý giải hiện tượng người bốc cháy

Ngày 17/9, ông John Nolan 70 tuổi đang đi trên đường phố London (Anh) thì bỗng nhiên bốc cháy một cách bí ẩn.

Theo Independent, Nolan nhanh chóng được người đi đường dập lửa rồi đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên do bỏng quá nặng, người cựu công nhân xây dựng qua đời. Ba tháng trôi qua, giới khoa học vẫn băn khoăn về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nolan.

Trên thực tế, Nolan không phải trường hợp duy nhất tự bốc cháy. Suốt 2.000 năm qua, y văn đã ghi nhận gần 150 ca tương tự với các đặc điểm chung như cơ thể nạn nhân bị tàn phá nhưng môi trường xung quanh còn nguyên vẹn và không nguồn nhiệt nào lớn ở đủ gần để gây cháy.

Một giả thuyết khác là các nạn nhân tự bốc cháy trước đó đều rơi vào tình trạng sức khỏe yếu kém. Về nguyên tắc, khi ốm, glycogen trong máu vốn dùng làm nhiên liệu cho cơ bắp dễ dàng bị cạn kiệt khiến các phân tử mỡ vỡ ra và trở thành nguồn năng lượng thay thế. Kết hợp với bệnh mạn tính hoặc một buổi tập gym vất vả, quá trình này sẽ sản sinh ra acetone. Không chỉ mau bắt lửa, acetone còn có thể hòa với nước cùng chất béo rồi đi khắp cơ thể.

Trong lúc chờ đợi giới khoa học đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất, bạn đừng quá lo lắng bởi khả năng con người tự bốc cháy vẫn rất nhỏ. Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên hãy thực hiện các lời khuyên sau đây để bảo vệ bản thân một cách tối ưu:
– Hạn chế các hành vi cùng chế độ dinh dưỡng làm tăng nồng độ các ketone (trong đó có acetone) như nghiện rượu, nhịn ăn, hấp thụ quá ít carcarbohydrate hay quá nhiều chất béo, protein.
– Tránh các nguồn nhiệt lớn, đặc biệt khi đang buồn ngủ và không hút thuốc.

Nguồn: Khoa học TV