Trang chủ Science Mưa máu ở Ấn Độ là bằng chứng về người ngoài hành...

Mưa máu ở Ấn Độ là bằng chứng về người ngoài hành tinh?

Nhà khoa học Godfrey Louis tuyên bố, đợt mưa lớn kéo dài 2 tháng ở Ấn Độ vào năm 2001 là bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy những sinh vật ngoài hành tinh từng tới thăm Trái đất.

Từ ngày 25/7/2001 – 23/9/2001, bang Kerala ở Ấn Độ đã phải chịu một cơn mưa màu đỏ kỳ lạ chưa từng thấy trước đó. Nhà khoa học Godfrey Louis, một nhà vật lý ở Kerala, đã phân tích các giọt nước mưa màu đỏ với mong muốn phát hiện chúng chứa các hạt bụi siêu nhỏ là nguyên nhân của màu đỏ kỳ lạ.

Tuy nhiên, những gì ông Louis phát hiện rất khác biệt.

Các giọt nước mưa dường như có một số đặc điểm tương tự các tế bào máu.

“Các hạt bụi không có hình dáng bất thường như thế này. Chúng không trong suốt như thế này”, Louis nói. Ông tin rằng nếu phân tích thêm dưới kính hiển vi, sẽ thấy các giọt nước mưa có một số đặc điểm tương tự tế bào máu. Tuy nhiên, khi kiểm tra kỹ hơn, ông khẳng định, đó chắc chắn không phải tế bào máu mà là một “thứ gì đó tương tự như thế”, chưa bao giờ được biết đến trước đây.

Theo ông, nguyên nhân hiện tượng “mưa máu” ở Ấn Độ là một thiên thạch đã phát nổ trên khu vực Kerala khiến các hạt bụi bị hòa tan với mưa. Điều này cho thấy có sự sống trên thiên thạch và nó không có nguồn gốc từ Trái đất. Nhà khoa học này thậm chí đã nấu một số tế bào phát hiện được trong nước mưa ở nhiệt độ 300 độ C nhưng chúng vẫn có khả năng tái tạo.

“Nó vẫn phát triển được ở nhiệt độ mà các dạng sống khác đều bị tiêu diệt”, ông Louis nhấn mạnh.

Nguồn: Dân Việt