Trang chủ Life Mưa axit có tác hại gì?

Mưa axit có tác hại gì?

Đối với người, mưa axit có thể dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như suyễn, ho gà và các triệu chứng khác như nhức đầu, đau mắt, đau họng...

Việc tiêu thụ than đá, dầu mỏ, làm thải ra lượng lớn khí độc hại là lưu huỳnh đioxit (SO 2 ) và nitơ đioxit (NO 2 ). Các khí này sau khi thải vào môi trường đã hòa tan với hơi nước trong không khí, tạo thành axit sunfuaric (H 2 SO 4 ) và axit nitric (HNO 3 ).

Khi mưa, các hạt axit lẫn vào nước, làm độ pH của nước mưa giảm. Nó có thể hòa tan một số bụi kim loại và ôxit kim loại bay lơ lửng trong không khí như ôxit chì… và trở nên độc hại với cây cối, vật nuôi và con người.

Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất.

Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thủy vực (ao, hồ), làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị “cháy” lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp. Mưa axit còn phá hủy các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,… làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng.

Các tác hại trực tiếp của việc ô nhiễm do các chất khí axit lên người bao gồm các bệnh về đường hô hấp như: suyễn, ho gà và các triệu chứng khác như nhức đầu, đau mắt, đau họng… Các tác hại gián tiếp sinh ra do hiện tượng tích tụ sinh học các kim loại trong cơ thể con người từ các nguồn thực phẩm bị nhiễm các kim loại này do mưa axit.

Các hạt sulphate, nitrate tạo thành trong khí quyển sẽ làm hạn chế tầm nhìn. Cácsương mù axit làm ảnh hưởng đến khả năng lan truyền ánh sáng Mặt trời. Ở Bắc cực, nó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Địa y, do đó ảnh hưởng đến quần thể tuần lộc và nai tuyết – loại động vật ăn Địa y.

Nguồn: Khoa học Tv