Trang chủ Science Đi từ tàu ngầm ra có bị hiện tượng khí ép không?

Đi từ tàu ngầm ra có bị hiện tượng khí ép không?

Hiện tượng khí ép là hiện tượng khí ni tơ trong máu và cơ tăng cao, dẫn tới nhiều ảnh hưởng nguy hại tới sức khỏe, thậm chí có thể gây chết người.

Theo giáo sư Chris Smith thuộc Đại học Cambridge, nếu đi từ tàu ngầm ra, có thể chúng ta sẽ không bị bệnh khí ép.

Nguyên nhân là khi bạn ở trong tàu ngầm, không khí mà bạn thở không có áp suất hay ít nhất là không chịu áp suất cao hơn so với áp suất bề mặt bởi thực tế tàu ngầm có thể được coi là một hộp thiếc không bị nén nên dù nước có đẩy tàu rất mạnh, không khí trong tàu không hề chịu áp suất thêm nào.

Không thở bằng khí gas nén như các thợ lặn, nên khi bạn ngoi lên mặt nước, thời gian này quá ngắn, không đủ để ni tơ hòa tan nhiều trong cơ thể. Do đó, bạn sẽ không bị khí ép.

Điều này khác với thợ lặn. Thợ lặn phải thở bằng khí nén trong một thời gian rất dài,điều này khiến ni tơ được hòa tan trong máu nhiều. Càng ở lâu, lượng khí ni tơ càng lớn. Khi lên mặt nước, áp suất tác động lên cơ thể không còn và áp suất giúp ni tơ hòa tan trong máu không còn, ni tơ sẽ thoát ra và trở thành các bọt khí trong máu, gây bệnh khí ép.

Nguồn: The Naked Scientists