Trang chủ Science Chúng ta còn được quan sát Nhật thực toàn phần trong bao...

Chúng ta còn được quan sát Nhật thực toàn phần trong bao nhiêu lâu nữa?

Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1695, khi nhà khoa học Edmond Halley nhận ra rằng các trường hợp nhật thực ghi nhận trong lịch sử không phù hợp với tính toán thời bấy giờ.

Cụ thể, Halley đã quan sát chuyển động của Mặt trăng và Mặt trời, sau đó sử dụng định luật vạn vật hấp dẫn của Newton để tính và so sánh nhật thực toàn phần thực sự thời xưa với thời điểm đáng ra chúng phải xảy ra. Và kết quả, tính toán với thực tế không hề trùng khớp.

Khi ấy, Halley đã đưa ra một kết luận rất bất ngờ: tốc độ quay của Trái đất chậm dần theo thời gian.

Tốc độ quay của Trái đất chậm dần lại.

Khi Trái đất quay chậm lại, momen động lượng của Mặt trăng phải tăng lên để bảo tồn động lượng cho cả hệ thống. Sự gia tăng này vô tình khiến cho Mặt trăng dịch dần ra xa, và chậm lại một chút.

Nếu như trước đó khoảng 2.000 năm, Trái đất quay nhanh hơn, Mặt trăng có quỹ đạo gần và tốc độ cao hơn thì các tính toán của Halley sẽ trùng khớp. Và tất nhiên, khoa học sớm nhận ra Halley đã đúng.

Lý do khiến Trái đất chậm đi chính là vì lực hấp dẫn từ Mặt trăng – thứ gây ra thủy triều trên Trái đất. Triều rút và dâng, quá trình ấy khiến sự quay của Trái đất chậm lại, đẩy Mặt trăng đi xa dần. Theo như tính toán, mỗi năm Mặt trăng “xa rời” Trái đất khoảng 3,8cm.