Trang chủ Life Chim phượng hoàng là chim gì?

Chim phượng hoàng là chim gì?

Con chim mái được người Trung Quốc xưa gọi là phượng, chim trống được gọi là hoàng. Về sau, sự phân biệt này bị xóa mờ dần và chúng được gọi chung là chim phượng hoàng. Nhưng thực tế đây là loài chim gì, tên khoa học là gì?

Thực chất, phượng hoàng là loài chim thần thoại, chỉ có trong tưởng tượng của dân gian, giống như con rồng vậy. Trong văn hóa phương Đông, chim phượng hoàng ngự trị trên tất cả các loài chim khác, vì thế thường được coi là biểu tượng của hoàng hậu – bậc mẫu nghi thiên hạ, bên cạnh con rồng là biểu tượng của hoàng đế.

Và nếu như con rồng được tạo nên từ những bộ phận đặc trưng, điển hình của những loài động vật có thật được cho là mạnh mẽ, cao quý nhất thì phượng hoàng cũng được tạo thành từ việc tuyển chọn những bộ phận ưu tú của nhiều loài chim: Đầu và mỏ giống gà, cổ hơi dài giống như con hạc, lông đuôi dài đẹp và lông vũ nhiều màu sắc trên thân mình, phần nào giống công và gà rừng.

Theo Wiki Pedia, chim phượng hoàng nhiều khi được miêu tả với đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá, với 5 màu và cao 6 thước, với các ý nghĩa tượng trưng: Đầu là trời, mắt là Mặt trời, lưng là Mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh. Lông của nó đại diện cho màu sắc của nũ hành: Đen, trắng, đỏ, xanh và vàng.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, Phượng nằm trong tứ linh, cùng với Long, Ly và Quy. Chim phượng có mỏ diều hâu dài, tóc trĩ, vẩy cá chép, móng chim ưng, đuôi công… Các bộ phận của phượng đều có ý nghĩa: Đầu đội công lý và đức hạnh, mắt tượng trưng cho Mặt trời, Mặt trăng, lưng cõng bầu trời, cánh là gió, đuôi là tinh tú, lông là cây cỏ, chân là đất. Như vậy nó tượng trưng cho bầu trời, khi nó bay hoặc múa (phượng vũ) là tượng 20trưng cho sự hoạt động của vũ trụ.

Nguồn: Thủy Tiên