Trang chủ Life Binh đoàn La Mã bại trận lưu lạc 8.000km đến Trung Quốc?

Binh đoàn La Mã bại trận lưu lạc 8.000km đến Trung Quốc?

Binh đoàn La Mã 40.000 người - thảm bại trong trận đánh mở mang bờ cõi sang phía đông - được cho là từng lưu lạc xa tận 8.000km, đến sinh sống tại một ngôi làng hẻo lánh của Trung Quốc.

Theo Dân Việt, năm 53 trước Công Nguyên, đạo quân La Mã dưới sự chỉ huy của Marcus Licinius Crassus – người giàu có nhất thành Rome – đã tự ý tiến hành một chiến dịch tấn công Parthia (Iran ngày nay) mà không xin phép nghị viện La Mã.

Tuy nhiên, chiến dịch đã bị đại bại do người Parthian có chiến lược tác chiến vô cùng linh hoạt và sắc sảo. Hơn 10.000 quân La Mã sống sót bị bắt làm tù binh và phải đi lao động khổ sai.

Binh đoàn La Mã đại bại tại Parthia.

Người Parthia đã đưa đám tù khổ sai này tới mặt trận phía Đông để người La Mã không có cơ hội chạy trốn vì ở cách hàng ngàn km so với quê hương. Đa số chấp nhận việc phải làm quen với cuộc sống mới.

Vài năm sau đó, người Parthia xung đột với quân Trung Quốc tại một thị trấn biên giới ngày nay ở Taraz, Kazakhstan, giáp với Kyrgyzstan.

Binh đoàn La Mã trải qua hành trình 8.000km đến sinh sống tại một ngôi làng hẻo lánh ở Trung Quốc.

Quân Trung Quốc giành chiến thắng. Nhiều quân Parthia đã đào ngũ sang phía Trung Quốc, trong đó có cả quân La Mã trước kia.

Người Trung Quốc tin tưởng giao cho các chiến binh La Mã canh giữ một thị trấn biên giới khác giáp giữa Trung Quốc và Tây Tạng.

Có khoảng 1.000 người La Mã sinh sống và canh gác ở ngôi làng Liqian (có nghĩa là quân đoàn, cụm từ khá phổ biến của người La Mã). Họ biết sử dụng nhiều công cụ và biến khu vực trở thành một pháo đài kiên cố, vốn khá phổ biến ở Địa Trung Hải, nhưng rất hiếm ở châu Á.

2.000 năm sau đó, khoa học chứng minh 50% mẫu DNA của người dân địa phương sống ở đây đều có tổ tiên là người da trắng, mắt xanh và chiều cao vượt trội giống với người La Mã.

Nguồn: Dân Việt